Nhà giàu Việt sính thuốc ngoại: Đau đẻ chờ... sáng trăng

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Nhiều bệnh nhân không tin tưởng vào chất lượng của thuốc Việt nên nằng nặc yêu cầu các bác sĩ kê đơn thuốc ngoại với giá trị đắt tiền.

Cao huyết áp, vẫn chờ thuốc trời Tây

Thời gian vừa qua, dư luận nói nhiều đến tình trạng lạm dụng kê đơn thuốc ngoại. Việc này không chỉ xảy ra ở các Bệnh viện lớn mà còn xuất hiện ở nhiều phóng khám, cơ sở y tế.

Chia sẻ với Đất Việt, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng (bác sĩ đang làm việc tại một Bệnh viện ở Thanh Hóa) cho biết, thuốc nội hay thuốc ngoại đều phải đạt những tiêu chuẩn khắt khe trong khám chữa bệnh.

Vấn đề người bác sĩ khi kê đơn cần chú ý, đó là thuốc đó nguồn gốc ở đâu, công ty, nhà máy sản xuất đạt được tiêu chuẩn gì. Nếu thuốc nội đạt đầy đủ tiêu chuẩn của GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt) thì thuốc Việt cũng giống như sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, Anh, Pháp.

Nha giau Viet sinh thuoc ngoai: Dau de cho... sang trang
Nhiều bệnh nhân không tin tưởng vào chất lượng của thuốc Việt nên nằng nặc yêu cầu các bác sĩ kê đơn thuốc ngoại với giá trị đắt tiền.

Bác sĩ Hằng chia sẻ, không hẳn các bác sĩ chủ động gợi ý hay đặt bút kê đơn thuốc ngoại. Trong các lần tiếp xúc với bệnh nhân, chị nhận thấy một bộ phận người dân có tâm lý sính hàng ngoại, không tin tưởng thuốc có nguồn gốc nội địa.

“Những người này thông thường rơi vào các đối tượng khá giả, có mức thu nhập cao. Ở Thanh Hóa không nhiều bằng Hà Nội hay các địa phương khác nhưng vẫn có.

Tôi từng gặp một bệnh nhân bị cao huyết áp. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tôi có kê đơn bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại. Tuy nhiên nữ bệnh nhân đề nghị được cung cấp những loại thuốc tốt nhất, có nguồn gốc từ Mỹ hay Pháp.

Chị này cho biết người nhà thường xuyên gửi thuốc từ nước ngoài về. Tuy nhiên thời gian gần đây chưa gửi kịp nên tìm đến bệnh viện để mua thuốc bổ sung”, chị Hằng kể lại.

Bệnh nhân nằng nặc đòi thuốc ngoại

Tương tự, bác sĩ Trần Anh Tuấn (bác sĩ một phòng khám tại Hà Đông, Hà Nội) cũng chia sẻ về một tình huống dở khóc, dở cười gặp phải.

Theo lời bác sĩ Tuấn, cách đây khoảng nửa năm, anh có khám cho một cháu nhỏ bị đau răng kèm theo ho dai dẳng.  Sau khi chụp chiếu, làm các xét nghiệm thì thấy tình trạng cháu bé chưa đến mức nghiêm trọng. Có thể kết hợp uống thuốc và đưa ra các chế độ ăn phù hợp thì trong 1 tuần sẽ khỏi.

“Tôi có kê đơn thuốc, trong đó có một loại thuốc ho Hoastex của Việt Nam rất rẻ. Giá của thuốc này chỉ chừng 30.000 – 35.000 đồng mà rất hiệu quả. Hơn nữa đây là loại thuốc đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HN) và có bằng chứng khoa học rõ ràng. Mẹ cháu bé ban đầu đồng ý dùng loại thuốc này.

Tuy nhiên sau khi cầm đơn ra ngoài quầy thuốc, không biết người mẹ nghĩ gì mà lại quay trở lại, yêu cầu tôi đổi sang thuốc ho nhập ngoại. Thực tế giá một loại thuốc ho nhập ngoại thường cao gấp 3 - 4 lần thuốc ho trong nước nhưng công dụng thì cũng ngang nhau. Tôi có giải thích lại nhưng người mẹ không nghe và đòi đổi thuốc bằng được”, bác sĩ Tuấn kể lại.

Chị Nguyễn Thùy Dương, chủ một hiệu thuốc tại Hoài Đức, Hà Nội cũng chia sẻ, nhiều bệnh nhân có xu hướng tin dùng thuốc ngoại hơn thuốc nội. Khi mắc bệnh, chưa biết nặng nhẹ ra sao, nhưng khi đến quầy thuốc họ luôn đề nghị mua thuốc đắt tiền và có nguồn gốc từ nước ngoài.

“Tôi cũng có giải thích vài lần để người bệnh hiểu. Thuốc nội hiện nay chất lượng cũng tốt và không kém gì thuốc nhập ngoại mà giá cả lại phù hợp với thu nhập của người dân. Tuy nhiên nhiều người thấy thuốc Việt giá rẻ thì không tin tưởng chất lượng. Đó là một thực tế đang diễn ra”, chị Dương nói

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600