1. Kiểm nghiệm thực phẩm tuân thủ điều gì?
Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm) thì kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Theo đó trước khi tiến hành công bố nguyên liệu thực phẩm,
thực phẩm nhập khẩu,
thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm và định kỳ 6 tháng phải tiến hành kiểm nghiệm lại.
Ngoài ra căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
3. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm:
Việc kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Khách quan, chính xác;
- Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
4. Phân tích kiểm nghiệm hóa, hóa lý, vi sinh, các kim loại nặng, độc tố trong thực phẩm, các hợp chất sinh học…. như sau:
Các chỉ tiêu phân tích:
- Chất dinh dưỡng đa lượng: protid, lipid, carbohydrat, aminoacid, sợi cellulosic…
- Chất dinh dưỡng vi lượng: vitamin, nguyên tố vi lượng.
-
Phụ gia thực phẩm: chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hương liệu, các chất tạo ngọt; các phụ gia tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thụ như xơ tiêu hoá, enzyme, DHA, EPA…
- Dư lượng các kháng sinh và các hoá chất khác: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines,…trong thực phẩm, thuỷ hải sản,…
- Dư lượng thuốc trừ sâu họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.
- Dư lượng kim loại nặng: As, Pb, Hg,…
- Dư lượng hormone tăng trưởng động vật (Clenbuterol, Salbutamol, DES,…), dư lượng hormone tăng trưởng thực vật (Gibberellic acid, α-NAA, β-NOA,…)
- Độc chất PCB, PAH, Dioxin, Furan, Melamin, DEHP…
- Độc tố sinh học biển: DSP, PSP, ASP và các độc tố khác: Mycotoxin (Aflatoxin, Ochartoxin A, DON, Zearelanon,…) trong ngũ cốc,
sữa; 3-MCPD trong nước tương; Histamin trong cá, nước mắm,…
- Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm theo quy định cuả Bộ Y tế.
Các loại sản phẩm:
- Nước uống đóng chai, nước ngầm, nước sinh hoạt và nước sử dụng trong
sản xuất thực phẩm (nước ăn uống).
- Nước khoáng thiên nhiên, Nước đá
- Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc
- Thịt và các sản phẩm từ
thịt: thịt tươi, gia cầm, đồ hộp, thịt đông lạnh…
- Thủy sản và các sản phẩm thủy sản
- Rau, củ quả và sản phẩm rau, củ quả
- Trứng và các sản phẩm từ
trứng- Sữa tươi nguyên liệu, sữa chế biến
- Mật ong và các sản phẩm từ
mật ong- Muối, gia vị, đường, các loại nước sốt
- Chè và các sản phẩm từ chè
- Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, Nước giải khát
- Dầu thực vật
Phân tích các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp:
- Thành phần hóa học. Hàm lượng các chất chính.
- Hàm lượng các chất phụ gia: chất bảo quản, chất ổn định, chất tạo hương, chất tạo màu.
- Dược phẩm, dược liệu, thuốc thú y, chất kháng sinh, kháng khuẩn.
- Các chất hữu cơ khác.
Các hợp chất thiên nhiên: tinh dầu, hương liệu, khoáng sản…
- Thành phần và cấu trúc hóa học các hợp chất thiên nhiên.
- Định danh và giải thích cấu trúc sản phẩm tổng hợp.