Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng, bắt buộc thực hiện định kỳ trong quá trình sản xuất. Ngoài ra trong bộ hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải đính kèm theo bản kế hoạch giám sát định kỳ, trong bản kế hoạch này mô tả tần suất và nội dung kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định Nhà nước.

Doanh nghiệp của bạn đã công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan nhà nước...? Rồi 6 tháng trôi qua, thời hạn giám sát định kỳ cũng đến nhưng bên bạn chưa lấy mẫu thực phẩm đi kiểm nghiệm lại; liệu có sao không?
Việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là việc làm bắt buộc của doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm. Bởi đó là thước đo đánh giá chất lượng thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa thành phẩm ra thị trường.

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

- Căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố.
- Do đó, sau khi doanh nghiệp của bạn hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn
Vì thế, nếu doanh nghiệp nào vẫn chưa thực hiện đúng quy định này khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện; họ có thể sẽ xử phạt theo những quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể như sau:
Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;
Vậy tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được quy định ra sao? Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế nêu rõ 4 tiêu chí sau:
1. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:
a) 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
b) 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
2. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
3. Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.

QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM ĐỊNH KỲ

- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
- Kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả)
Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện đúng quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; việc kiểm nghiệm định kỳ còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn, giúp các bộ phận kỹ thuật sớm phát hiện những bất thường, sai sót của dây chuyền sản xuất theo thời gian để kịp thời điều chỉnh phương pháp, công nghệ phù hợp, tối ưu hơn nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm và giữ vững uy tín thương hiệu trên thị trường.
Liên hệ ngay với CFood - Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhắc doanh nghiệp bạn kiểm nghiệm định kỳ và xây dựng những chỉ tiêu cần thiết để kiểm nghiệm phù hợp quy định theo yêu cầu của cơ quan chức năng theo phương châm: Nhanh gọn – Chính xác – Tiết kiệm

 

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
Hao Chi
Maza
Royal
Ngôi Sao
supercleangloves
The World
Thiện Bình
Thinh Long
An Lanh
Danameco
pizza4ps
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
PIZZA HUT
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 1
RISEN
Khách hàng 2
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Khách hàng 5
GREEN FARMING
MỸ CHÂU
HƯNG THỊNH PHÁT
ĐẠI HƯNG
HẢI HÀ
MIXUE
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
0904.699.600