Phạm vi thực hiện dịch vụ: 
  • Xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.
  • Xin chứng nhận CFS bán hàng tự do cho các sản phẩm.
  • Xin chấp thuận từ tổng cục Thủy sản cho việc sử dụng tồn kho bao bì cũ đến 2021
  • Xin đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thức ăn thủy sản.
  • Công bố hợp quy sản phẩm thức ăn thủy sản. (gồm đánh giá sản phẩm và kiểm nghiệm bởi đơn vị được chỉ định)

Để vật nuôi được sinh trưởng tốt và khỏe mạnh thì thức ăn chăn nuôi cũng phải được làm từ những nguyên liệu tốt và đạt chuẩn. Thức ăn chăn nuôi cho động vật có thể bao gồm thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại Việt Nam hoặc ăn chăn nuôi được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thì chúng ta phải có giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Vậy giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được cấp như thế nào. Cùng CFOOD tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần phải tiến hành: Kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi. Có rất nhiều sản phẩm như: ngô, bã sắn…

Kiểm dịch thực vật hàng nhập khẩu:

Loại này là những mặt hàng có nguồn gốc thực vật thông thường được quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT. Quý vị có thể tra thông tin trong phụ lục đính kèm phía dưới để biết những mặt hàng nào cần kiểm dịch thực vật.

Văn bản pháp luật liên quan:

Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018

Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014

Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 14/02/2017


Quy trình kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Bước 1. Khai báo hồ sơ trên trang một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn

Hướng dẫn khai báo trên trang một cửa vui lòng xem theo link (click xem chi tiết)

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ xin kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ kiểm dịch gồm những chứng từ sau:

Bộ hồ sơ nhập khẩu ( hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn)

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (in ra từ trang khai báo trên một cửa quốc gia)

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc)

Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)

Tờ khai nhập khẩu ( không cần thiết trong bộ hồ sơ, nhưng chuẩn bị trước thì càng tốt, để sau này đi mở tờ khai hải quan càng tốt)

Tiêu chuẩn cơ sở: Đây là bản công bố do doanh nghiệp công bố về chất lượng, an toàn vệ sinh, bao bì của sản phẩm.


Bước 3. Nộp bộ hồ sơ giấy tại Chi cục kiểm dịch thực vật


Khi đã có bộ chứng từ kể trên thì có hai hình thức: một là, mang hồ sơ trực tiếp lên trên Chi cục kiểm dịch để nộp trực tiếp; hai là, gửi bằng đường bưu điện về Chi cục kiểm dịch thực vật.

HỒ SƠ MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Chế độ miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giám trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có thời hạn (theo mẫu lại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
+ Bản tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
+ Bản sao công chứng hồ sơ (Test report, đơn đăng kí kiểm dịch, chứng nhận và thông báo hợp quy) của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu câu theo chế độ kiểm tra giảm
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ


Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nếu doanh nghiệp của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mà có bất kỳ khó khăn hay những câu hỏi gì đừng ngần ngại mà hãy gọi cho đơn vị của chúng tôi. Dịch vụ Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có những ưu điểm sau, chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng:
- Tư vấn sát với thực tiễn.
- Khách hàng sẽ có những quyền lợi không ngờ đến.
- Thủ tục hành chính nhanh chóng gọn nhẹ.
- Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín.
- Chúng tôi chuyên tư vấn và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến mạng xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vấn đề pháp luật khác theo cầu của khách hàng.

Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là bước đầu tiên quan trọng để đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường. Tìm hiểu về những quy định, thủ tục và dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bài viết dưới đây!

Quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

  1. Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại.

  2. Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo.

  3. Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi

    • Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi.

    • Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

    • Cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

  4. Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

  5. Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi

    • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm.

    • Có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm.

    • Có biện pháp phòng, chống mối mọt

    • Có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.

  6. Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định.

  7. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất.

  8. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.

  9. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.

  10. Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(Theo Điều 38 Luật chăn nuôi & Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP) 

Hồ sơ xin giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

  2. Bản thuyết minh điều kiện sản xuất 

    Bản thuyết minh điều kiện sản xuất

  3. Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất 

  4. Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.

CFOOD hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đầy đủ, đúng quy trình. Liên hệ ngay Hotline 0904.699.600

Quy trình nộp hồ sơ, xin giấy đủ điều kiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đến cơ quan có thẩm quyền:

  • Thức ăn bổ sung: Cục Chăn nuôi

  • Thức ăn chăn nuôi khác: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

2.1 Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

  1. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

  2. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    • Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

    • Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi 

2.2 Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ

  1. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi 

  2. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

2.3 Đối với trường hợp xuất khẩu

Nếu nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định.

Lưu ý về thời hạn:

Thời hạn phải có giấy đủ điều kiện từ 05/03/2021. Riêng đối với Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi theo QCVN 01–77:2011/BNNPTNT được tiếp tục sản xuất cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy.

Hoàn thành thủ tục đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường theo đúng quy định pháp luật với dịch vụ của CFOOD! Liên hệ Hotline 0904.699.600 để được tư vấn chi tiết!

Dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi của CFOOD

Với mục tiêu mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, CFOOD cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường, trong đó có Dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lựa chọn CFOOD, quý doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tình của đội ngũ chuyên gia, hỗ trợ giàu kinh nghiệm:

  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo đúng quy định pháp luật.

  • Hỗ trợ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

  • Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đánh giá điều kiện thực tế cơ sở, khắc phục các vấn đề còn tồn tại… cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

 Xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản

Xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện s ả n xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm: a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo ...
 Xin chứng nhận CFS bán hàng tự do cho các sản phẩm.

Xin chứng nhận CFS bán hàng tự do cho các sản phẩm.

HỒ SƠ THƯƠNG NHÂN: - Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Thương nhân - Giấy chứng nhận đăng ký mã số t ...
 Xin chấp thuận từ tổng cục Thủy sản cho việc sử dụng tồn kho bao bì cũ đến 2021

Xin chấp thuận từ tổng cục Thủy sản cho việc sử dụng tồn kho bao bì cũ đến 2021

Xin chấp thuận từ tổng cục Thủy sản cho việc sử dụng tồn kho bao bì cũ đến 2021 ...
 Xin đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thức ăn thủy sản.

Xin đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thức ăn thủy sản.

Hồ sơ đăng ký thông tin thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm: a) Đối với thức ăn thủy sản sản xuất trong nước Bản cung cấp thông tin thức ăn thuỷ sản/sản phẩm xử lý môi trường nuôi ...
 Công bố hợp quy sản phẩm thức ăn thủy sản. (gồm đánh giá sản phẩm và kiểm nghiệm bởi đơn vị được chỉ định)

Công bố hợp quy sản phẩm thức ăn thủy sản. (gồm đánh giá sản phẩm và kiểm nghiệm bởi đơn vị được chỉ định)

Công bố hợp quy sản phẩm thức ăn thủy sản. (gồm đánh giá sản phẩm và kiểm nghiệm bởi đơn vị được chỉ định) Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn thủy sản bao gồm: Bản công bố hợp quy theo mẫu đã quy định Bản ...
Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600