Sự tràn lan của loại hàng hóa này có nguyên nhân từ việc “tiếp tay” của chính người tiêu dùng. Trong đó, nhiều sản phẩm được gắn mác các
thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm nhà làm, công thức gia truyền… tung hoành trên thị trường, bất chấp những cảnh báo có thể gây hại đến sức khỏe bởi các chuyên gia y tế.
Nhiều sai phạm
Tại một sạp trong chợ Bến Thành có diện tích chưa đầy 4m
2, kệ hàng được phủ kín với đủ loại mỹ phẩm. Bất kỳ hàng thương hiệu trong nước hay “nhập khẩu” từ Mỹ, Hàn Quốc và châu Âu, khi khách hỏi thì đều có sẵn. Trên nhiều loại mỹ phẩm bày bán ở đây không có tem nhãn của nhà sản xuất, không ghi rõ thành phần, hạn sử dụng.
Nhiều phụ nữ dị ứng mỹ phẩm đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHN. Ảnh: TƯỜNG LÂM Nhất là, các sản phẩm “hàng hiệu” này có giá rẻ bất ngờ. Cá biệt, có bộ sản phẩm chưa đến 300.000 đồng với đầy đủ son, kem nền, phấn, kem trắng da, kem chống nắng, trong khi sản phẩm chính hãng phải đắt gấp 10 lần. Để thu hút khách, nhiều
cửa hàng còn trưng biển giảm giá tới 50% - 70%. Dạo quanh các “thiên đường mua sắm” có tiếng khác ở TPHN như Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bà Chiểu... cũng dễ dàng bắt gặp những quầy hàng mỹ phẩm tương tự.
Từ đầu tháng 7 đến nay, lực lượng chức năng nhiều tỉnh - thành đã đồng loạt ra quân kiểm tra các mặt hàng gồm mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng, dược liệu, thuốc y học cổ truyền. Tại TPHN, kiểm tra 29 điểm
kinh doanh thực phẩm chức năng, thuốc đông y, mỹ phẩm, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 130.000 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá trên 500 triệu đồng.
Trong khi đó, tại Hà Nội, theo kết quả sơ bộ, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra 10 vụ, tạm giữ 2.028 sản phẩm mỹ phẩm các loại đều do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 149 triệu đồng. Trước đó, đầu tháng 7, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện hàng chục thùng hàng mỹ phẩm gồm nước hoa, son, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu… dán
nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và có dấu hiệu bị làm giả, được chủ hàng mua gom của những người vận chuyển lậu qua biên giới, tập kết tại kho hàng để chờ cơ hội vận chuyển về các tỉnh tiêu thụ.
Giai nan phát hiện, xử phạt
Việc mỹ phảm giả, kém chất lượng tồn tại trên thị trường có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là ở người tiêu dùng. Nhiều người vẫn chọn mua mỹ phẩm bằng cảm quan, thường quan tâm đến nhãn hiệu, mùi thơm, còn chất lượng thì… tin tưởng ở người bán. Chính vì sự dễ dãi, cả tin đã giúp các loại mỹ phẩm nhái, giả, kém chất lượng, hết hạn sử dụng có đất sống, khiến cho việc kinh doanh những mặt hàng này không có dấu hiệu suy giảm.
Theo ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công thương), mỹ phẩm là mặt hàng dễ làm giả nhất. Bởi nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng, tâm lý người tiêu dùng có xu hướng thích dùng mỹ phẩm ngoại, nên nhiều cơ sở trong nước đã sản xuất hàng giả rồi bán chui tại các điểm mua sắm tập trung, trà trộn với hàng thật.
Bất cập trong kiểm soát mỹ phẩm hiện nay là cá nhân tự
công bố chất lượng rồi sản xuất sản phẩm, cơ quan quản lý chỉ hậu kiểm về thành phần, chất lượng của sản phẩm. Lợi dụng sơ hở này, nhiều cá nhân, tổ chức làm ăn gian dối đã công bố thành phần sản phẩm một đằng nhưng rồi sản xuất một nẻo, không đúng với nội dung đăng ký.
Đáng lưu ý, có cơ sở khi bị phát hiện có sản phẩm kém chất lượng, cơ quan chức năng yêu cầu rút giấy phép, nhưng sau đó họ lại đăng ký kinh doanh với cái tên khác để tiếp tục hoạt động. Để kiểm soát, cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng: QLTT, công an, ngành y tế.
Trước việc mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn tràn lan, Cục Quản lý dược mới đây đã có công văn đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn trongviệc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm; xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm không phép.
Theo bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Chăm sóc da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHN, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận số lượng lớn trường hợp người dân nhập viện điều trị do sử dụng mỹ phẩm được quảng cáo là “nhà làm”, gia truyền. Nhiều loại mỹ phẩm chứa các hóa chất làm trắng và thủy ngân, có tác dụng làm da trắng, mịn da tức thời. Nồng độ thủy ngân càng cao, pha chế corticoide càng nhiều thì càng có tác dụng nhanh, nhưng nếu sử dụng lâu sẽ xuất hiện các triệu chứng như mụn đỏ, teo da, rạn da, giãn mạch máu...