Tiểu thương đi học chống hàng giả

Thời gian cập nhật: 28/12/2019

Các tiểu thương có vai trò quan trọng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, sự hợp tác và tuân thủ pháp luật của người trực tiếp kinh doanh sẽ góp phần không nhỏ để từng bước xây dựng nền văn minh thương mại cho thành phố.

Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Bách, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh phát biểu trước 220 tiểu thương của chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, quận 1 tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng, chống hàng giả, hàng nhái tổ chức ngày 21-11. Hội nghị nhằm thực thi chỉ đạo của UBND thành phố về kiểm soát chất lượng, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường và hưởng ứng "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái 29-11".

Trong năm 2018, lực lượng QLTT thành phố đã thực hiện 375 vụ kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn, tịch thu 80.881 sản phẩm vi phạm chủ yếu là hàng giả, tổng giá trị hàng hóa gần hai tỷ đồng, xử lý vi phạm hơn 2,9 tỷ đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2019, QLTT thành phố tổ chức kiểm tra 280 vụ tại 20 chợ truyền thống và trung tâm thương mại, đã tịch thu gần 10 nghìn sản phẩm, hàng vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 1,2 tỷ đồng, phạt hơn 1,9 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm bị tạm giữ phần lớn là các mặt hàng thời trang như giày dép, túi xách, đồng hồ, quần áo, mắt kính, ví, dây nịt, mỹ phẩm, bột ngọt, thực phẩm chức năng… Chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại Sài Gòn Square là hai trung tâm buôn bán hàng hóa lớn của thành phố, nhưng đây cũng là "điểm đen" của các loại hàng giả, hàng nhái thương hiệu và thường xuyên bị phát hiện kinh doanh trái phép hàng giả, hàng nhái.

Ðại diện Công ty Luật Quốc tế BMVN (cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hàng Lacoste và nhãn hàng kem đánh răng Sensodyne của Tập đoàn GSK), bà Phạm Thị Ngọc Dung cho biết, tại thị trường Việt Nam, trong năm 2019 đã thu giữ khoảng 6.000 sản phẩm giả thương hiệu Lacoste. Riêng kem đánh răng Sensodyne cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm, nhiều vụ việc thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả. Ðại diện nhãn hàng Calvin Klein (CK) và Levi’s tại Việt Nam, bà Nguyễn Phương Thảo cho biết, trong giai đoạn năm 2017 - 2018, cơ quan chức năng và nhãn hàng Levi’s tại Việt Nam đã xử lý 109 vụ liên quan hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tịch thu gần 10 nghìn sản phẩm với gần 15 nghìn nhãn mác. Năm 2019, nhãn hàng này cũng đã xử lý 80 vụ, tịch thu hơn 9.000 sản phẩm và hơn 73 nghìn nhãn mác. Tương tự, nhãn hiệu CK đã xử lý gần 8.000 sản phẩm, gần 7.000 nhãn mác giả nhãn hiệu trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Theo bà Thảo, tình trạng hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện rất phổ biến với diễn biến ngày càng phức tạp. Mặc dù doanh nghiệp đã rất tích cực cung cấp thông tin, tập huấn cho các lực lượng chức năng về hàng thật, hàng giả và áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền Cục trưởng Cục QLTT thành phố Nguyễn Văn Bách nhìn nhận, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố ngày càng phức tạp về quy mô, tính chất, địa bàn và ngày càng tinh vi. Hàng giả, hàng nhái rất đa dạng, từ đồ ăn, thức uống, hàng tiêu dùng, quần áo, giày dép, túi xách đến hàng hóa chất lượng cao như hàng điện tử, thậm chí tem chống giả cũng bị làm giả. Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh là khâu quan trọng trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. Năm 2019, Cục QLTT thành phố đã triển khai các hoạt động tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia kinh doanh hàng hóa tại chợ, trung tâm thương mại với sự tham gia của gần 300 đại diện là các tiểu thương, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại.

Tại hội nghị dành riêng cho tiểu thương chợ Bến Thành và Sài Gòn Square, ông Trần Văn Sự, đại diện Hiệp hội chống hàng giả của các nhà đầu tư nước ngoài (VACIP), Trưởng phòng Bảo vệ thương hiệu Công ty Masan đánh giá, tình hình mua bán hàng giả, hàng nhái trên thị trường Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là các chợ truyền thống và các trung tâm thương mại. Hàng giả phần lớn đều có xuất xứ Trung Quốc, nhưng rất nhiều loại hàng hóa được gắn nhãn Made in Vietnam, gây ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất trong nước. Ðồng quan điểm, ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Quản lý sở hữu trí tuệ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố nhìn nhận, hàng giả hiện nay xuất hiện nhiều, nhất là các mặt hàng thời trang như đồng hồ, túi xách, mắt kính, mỹ phẩm, quần áo, giày dép. Nhiều địa chỉ trên in-tơ-nét hiện nay đã công khai quảng cáo hàng giả với đủ loại sản phẩm, thậm chí các trang thương mại điện tử chính thống có sự quản lý của Nhà nước vẫn tràn ngập hàng giả. Ông Nguyễn Văn Bách nêu, để đẩy lùi hàng giả, hàng nhái trên thị trường, trước hết các tiểu thương là những người cần phải thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật, điều này sẽ góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tiếp sức cho nền sản xuất hàng hóa trong nước, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và từng bước xây dựng nền văn hóa thương mại văn minh, hiện đại

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600