Thông tư số 04/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

Thời gian cập nhật: 28/12/2019

Thông tư số 04/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐỐI VỚI MUỐI IOD

National technical regulation

on food grade iodated salt

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với muối iod.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán muối iod.

2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt

3.1. Muối ăn: là sản phẩm dạng tinh thể có thành phần chủ yếu là NaCl. Sản phẩm này thu được từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ muối.

3.2. Muối iod: là sản phẩm muối sản xuất từ muối ăn được bổ sung iod, dùng cho phòng bệnh, chữa bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu iod.

3.3. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Yêu cầu kỹ thuật đối với muối iod

Muối iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định dưới đây:

STT

Tên chỉ tiêu

Giới hạn

1

Hàm lượng NaCl, tính theo khối lượng chất khô (không kể các phụ gia thực phẩm)

Không được thấp hơn 97,0%

2

Iod

Không được thấp hơn 20,0 (mg/kg) và không được quá 40,0 (mg/kg)

3

Hàm lượng chất không tan trong nước

Không được quá 0,3 % (tính theo khối lượng chất khô)

4

Arsen, tính theo As

Không được quá 0,5 mg/kg

5

Đồng, tính theo Cu

Không được quá 2,0 mg/kg

6

Chì, tính theo Pb

Không được quá 2,0 mg/kg

7

Cadmi, tính theo Cd

Không được quá 0,5 mg/kg

8

Thủy ngân, tính theo Hg

Không được quá 0,1 mg/kg

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với iod dùng để bổ sung vào muối

Iod bổ sung vào muối ăn chỉ được sử dụng dạng kali iodat, phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với kali iodat được quy định trong QCVN 3-6:2011/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung iod vào thực phẩm.

III. PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU

1. Phương pháp thử

Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp khác có giá trị tương đương.

1.1. Hàm lượng NaCl: thử theo phương pháp AOAC 925.57 “Constituents in salt”.

1.2. Hàm lượng iot: thử theo TCVN 6341:1998 “Muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iot” hoặc phương pháp AOAC 925.56 “Iodine in iodized salt”.

1.3. Hàm lượng chất không tan trong nước: theo TCVN 3973-84 “Muối ăn”.

1.4. Hàm lượng Arsen: thử theo phương pháp ECSS/SC 311-1982 “Xác định hàm lượng arsen – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử bạc diethyldithiocarbamat”.

1.5. Hàm lượng Đồng: thử theo phương pháp ECSS/SC 144-1977 “Xác định hàm lượng đồng – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử kẽm dibensyldithiocarbamat”.

1.6. Hàm lượng Chì: thử theo phương pháp ECSS/SC 313-1982 “Xác định tổng hàm lượng chì - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.

1.7. Hàm lượng Cadmi: thử theo phương pháp ECSS/SC 314-1982 “Xác định tổng hàm lượng cadmi - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.

1.8. Hàm lượng thủy ngân: thử theo phương pháp ECSS/SC 312-1982 “Xác định tổng hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh”.

2. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

1. Ghi nhãn

- Việc ghi nhãn muối iod thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam: “Muối ăn bổ sung iod”.

2. Công bố hợp quy

2.1. Các sản phẩm muối iod phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

2.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra đối với muối iod

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với muối iod phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất muối iod chỉ được phép sử dụng kali iodat để bổ sung vào muối ăn theo quy định của Quy chuẩn này.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh muối iod phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng muối iod sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với quy định của quy chuẩn này và các quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử, các tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600