Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm bao gồm:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
- Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Đăng ký bản
công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Như vậy, đối với các sản phẩm phụ gia thực phẩm, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải thực hiện thủ tục
công bố chất lượng phụ gia thực phẩm.
1. Các loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm, tương ứng với các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam bao gồm:
- Chất điều vị: QCVN 4-1:2010/BYT
- Chất làm ẩm: QCVN 4-2:2010/BYT
- Chất tạo xốp: QCVN 4-3:2010/BYT
- Chất chống đông vón: QCVN 4-4:2010/BYT
- Chất giữ màu: QCVN 4-5:2010/BYT
- Chất chống oxi hóa: QCVN 4-6:2010/BYT
- Chất chống tạo bọt: QCVN 4-7:2010/BYT
- Chất ngọt tổng hợp: QCVN 4-8:2010/BYT
- Chất làm rắn chắc: QCVN 4-9:2010/BYT
- Phẩm màu: QCVN 4-10:2010/BYT
- Chất điều chỉnh độ acid: QCVN 4-11:2010/BYT
- Chất bảo quản: QCVN 4-12:2010/BYT
- Chất ổn định: QCVN 4-13:2010/BYT
- Chất tạo phức kim loại: QCVN 4-14:2010/BYT
- Chất xử lý bột: QCVN 4-15:2010/BYT
- Chất độn: QCVN 4-16:2010/BYT
- Chất đẩy khí: QCVN 4-17:2010/BYT
- Nhóm chế phẩm tinh bột: QCVN 4-18:2010/BYT
- Enzym: QCVN 4-19:2010/BYT
- Chất làm bóng: QCVN 4-20:2010/BYT
- Chất làm dày: QCVN 4-21:2010/BYT
- Chất nhũ hóa: QCVN 4-22:2010/BYT
- Chất tạo bọt: QCVN 4-23:2010/BYT
2. Trình tự, thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm
- Bước 1: Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
- Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân
công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký
Hồ sơ bao gồm:
Đối với trường hợp Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy (Mẫu số 02);
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm (Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c);
- Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn
HACCP hoặc
ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
Đối với trường hợp Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy (Mẫu số 02)
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c );
- Kết quả
kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công; hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu số 04);
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy;