"Hoạt động sản xuất rượu" gồm có:
+ Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng
dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh... quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện.
+ Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
“Phân phối rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, thương nhân
nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.
“Bán buôn rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu.
“Bán lẻ rượu” là hoạt động mua rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Giấy phép sản xuất rượu có thời hạn bao lâu?
+ Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có thời hạn 15 năm.
+ Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có thời hạn 05 năm.
Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để xem xét cấp lại.
Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu và bán lẻ rượu có thời hạn trong bao lâu?
Giấy phép kinh doanh phân phối rượu, bán buôn rượu và bán lẻ rượu có có hiệu lực trong thời gian 05 năm.
Trước thời điểm hết hiệu lực của giấp phép 30 ngày, thương nhân muốn tiếp tục
kinh doanh rượu phải làm thủ tục cấp lại giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét cấp lại.
Một doanh nghiệp có thể vừa xin giấy phép bán buôn rượu, vừa xin giấy phép bán lẻ rượu được không?
Không được.
Vì theo Khoản 8, Điều 18, Chương 3 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu thì: "Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại giấy phép
kinh doanh sản phẩm rượu".
Xin giấy phép sản xuất rượu ở Bộ công thương hay Sở sông thương?
Theo Khoản 2, Điều 9, Chương 2 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu thì:
+ Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với doanh nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên.
+ Sở Công Thương cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với những doanh nghiệp tại địa phương có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.
Sản xuất rượu có quy mô nhỏ, thủ công thì có cần xin giấy phép sản xuất rượu không?
Có.
Cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Tại sao có nơi cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ), có nơi lại không cấp?
Vì rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh.
Theo Khoản 1, Điều 18, Chương 3 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu thì: Số lượng
Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu được xác định trên nguyên tắc sau:
a) Giấy phép phân phối rượu: không quá 01 giấy phép trên 400.000 dân (số dân trên cả nước);
b) Giấy phép bán buôn rượu: không quá 01 giấy phép trên 100.000 dân (số dân trên địa bàn tỉnh) ;
c) Giấy phép bán lẻ rượu: không quá 01 giấy phép trên 1.000 dân (số dân trên địa bàn một quận, huyện, thị xã);