Theo chuyên gia Y tế, các loại rượu không đảm bảo chất lượng, rượu giả có thể gây các vụ ngộ độc cấp tính, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Trong các loại rươụ giả, rượu kém chất lượng thường có nồng độ methanol hoặc aldehyde cao, đây là những chất có tác động rất mạnh đến tế bào thần kinh có thể nhanh chóng gây tụt huyết áp, choáng váng, nôn mửa, mờ mắt ... dẫn đến tử vong, nếu có cứu chữa kịp thời cũng dẫn đến hậu quả mù lòa, nhiều trường hợp để lại di chứng không thể khôi phục thị lực...
Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ rượu ngoại giả. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN. |
Các bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có được kiến thức và kinh nghiệm phân biệt rượu giả - rượu thật:
Kiểm tra tem nhập khẩu, tem chống giả: Một số
thương hiệu nổi tiếng như Chivas, Martell, Royal Solute Salute… thường có tem chống giả dưới dạng tem vỡ dán ở cổ chai, không thể bóc tách và rất dễ cho người tiêu dùng kiểm tra, nhận biết.
Người tiêu dùng có thể nhận biết tem thật bằng cách thấm nước lên tem hoặc bút dạ quang, đèn huỳnh quang chiếu vào tem sẽ thấy tên thương hiệu được in chìm hiện lên là rượu thật, còn rượu giả thì không làm được điều này.
Vỏ ngoài chai: Thông thường, những chai rượu giả trên thị trường lại sử dụng vỏ và nắp chai rượu thật được thu mua trái phép. Do nắp chai đã được các nhân viên pha chế ở
nhà hàng gỡ bằng một
dụng cụ chuyên dụng, không làm rách tem, cũng như phải phá seal rồi tuồn ra ngoài, nên trên viền sẽ có vết rạn, kể cả khi đã đóng lại nắp bằng máy thì những vết rạn này vẫn không thể biến mất.
Mức rượu trong chai: Thông thường, các
nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất công nghiệp và đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, màu sắc của rượu cũng như mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Rượu giả được làm thủ công nên màu sắc và mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong
cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.
Kiểm tra nhãn rượu: Sự khác biệt lớn giữa nhãn rượu thật và nhãn chai rượu giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.
Kiểm tra nắp/ nút: Các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…
Kiểm tra đáy chai: Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó, khi mua, nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua.
Nếu quà được tặng, muốn biết rượu thật hay giả thì đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra, nếu có hiện tượng đông đá thì có thể bị làm giả.
Thử nồng độ cồn: Đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.
Rượu giả khi uống không thấy mùi thơm, có vị hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng. Sau khi uống có thể bị đau đầu.
Bên cạnh những mẹo trên, người tiêu dùng khi mua rượu nên chọn những cửa hàng uy tín hoặc nhờ người thân quen mua hộ từ nước bản địa mang về.
Khi mua hàng, người mua phải yêu cầu bên bán có hóa đơn, thỏa thuận hoặc kiểm tra kỹ điều kiện bảo hành trước khi mua. Đặc biệt, khi mua nhầm hàng giả, hàng nhái nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa để có thể liên hệ người bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền, bồi thường, đồng thời thông báo đến các cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan công an để xử lý