Cấp mã số mã vạch mất phí từ 200 nghìn đến 2 triệu đồng

Thời gian cập nhật: 28/12/2019

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch

Theo đó, Thông tư số 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch bao gồm: Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch; Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch của các loại mã doanh nghiệp, mã địa điểm toàn cầu GLN, mã EAN-8; Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

Cụ thể, mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch như sau: 

STT

Phân loại phí

Mức thu

(đồng)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

1.000.000/mã

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

300.000/mã

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

300.000/mã

Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:

STT

Phân loại

Mức thu

(đồng)

1

Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm

500.000/hồ sơ

2

Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm

10.000/mã

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):

STT

Phân loại phí

Mức thu

(đồng/năm)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

 

1.1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

500.000

1.2

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

800.000

1.3

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

1.500.000

1.4

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

2.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

200.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

200.000

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì chỉ phải nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn phí thu được, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017, thay thế Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
Hao Chi
Maza
Royal
Ngôi Sao
supercleangloves
The World
Thiện Bình
Thinh Long
An Lanh
Danameco
pizza4ps
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
PIZZA HUT
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 1
RISEN
Khách hàng 2
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Khách hàng 5
GREEN FARMING
MỸ CHÂU
HƯNG THỊNH PHÁT
ĐẠI HƯNG
HẢI HÀ
MIXUE
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
0904.699.600